Xuất hiện ngày càng nhiều bên cạnh các căn bệnh thời đại khác như tiểu đường hay bệnh gút (gout), bệnh trĩ nội là bệnh lý không chỉ mang đến những bất tiện trong cuộc sống thường này mà còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với sức khỏe của người mắc phải. Vì thế nên mỗi người trong chúng ta cần trang bị cho bản thân những thông tin cần thiết về dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị hiệu quả để có thể bảo vệ bản thân khỏi những tác hại của bệnh cũng như chung tay với cộng đồng đẩy lùi căn bệnh thời đại này.
Xem thêm: Lý do nên khám chữa bệnh tại phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một
Ăn uống thất thường, chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu chất xơ và công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu là thực trạng của cuộc sống hiện nay. Những điều đó gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của chúng ta và là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ người bị bệnh trĩ ngày một tăng cao.
Cần sớm nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội để kịp thời điều trị
Bệnh trĩ nội là một trong 3 dạng của bệnh trĩ cùng với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội hình thành với những búi trĩ do các tĩnh mạch ở phần niêm mạc ống hậu môn phía trên đường lược(*) bị căng giãn và phồng lên. Bệnh trĩ nội thường khó điều trị hơn so với trĩ ngoại.
Giai đoạn 1: Búi trĩ nhỏ và mềm, không gây cảm giác đau, mỗi lần người bệnh đại tiện sẽ thấy búi trĩ sa xuống và có hiện tượng chảy máu từng giọt hoặc thành tia. Máu lúc này chảy tách biệt và không kèm theo phân.
Giai đoạn 2: Búi trĩ lớn hơn kéo theo hiện tượng chảy máu giảm dần. Khi đại tiện, người bệnh có thể phát hiện búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể co vào được bên trong.
Giai đoạn 3: Búi trĩ trở nên cứng và đạt kích thước rất lớn, người bệnh khi đại tiện không thể đẩy búi trĩ vào được mà phải dùng tay ấn vào. Thậm chí chỉ cần ho, đi bộ nhanh, đứng lên ngồi xuống là búi trĩ lại sa xuống.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối này gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong việc sinh hoạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe (bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi) do búi trĩ sẽ sa hẳn ra bên ngoài và không còn có thể dùng tay để đẩy vào được nữa.
Bình thường, các búi trĩ không gây đau và người bị trĩ nội sẽ bị ngứa hậu môn tương đối nhiều khi bệnh đang tiến triển ở giai đoạn 1, 2. Trong trường hợp bị nghẹt búi trĩ ở hậu môn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đau, mưng mủ, sưng viêm dễ dẫn tới tình trạng rò hậu môn.
Các bác sĩ phòng khám trĩ tại Bình Dương cho biết, muốn tìm được cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả, trước hết cần xác định chính xác giai đoạn bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị khả quan.
Thông thường để điều trị trĩ nội độ 1, 2, người ta áp dụng phương pháp nội khoa dùng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn cho cả nam và nữ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh điều trị bằng thủ thuật để giúp tăng hiệu quả trị liệu như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hoặc chích xơ. Mặc dù cách chữa bệnh trĩ nội ở nam giới và nữ giới có những tương đồng nhưng do tâm lý e ngại của phần đông các chị em nên việc điều trị cũng ít nhiều gặp khó khăn hơn các anh.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật bình thường sẽ chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ nội độ 3, độ 4. Hiện nay, phòng khám trĩ tại Bình Dương đang áp dụng phương pháp PPH để điều trị trĩ nội. Hoạt động dựa trên kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tiên tiến của y học phương Tây, PPH mang đến hiệu quả cao và an toàn, giúp người bệnh loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát.
Nhà báo - người sáng lập trang web khoa học nổi tiếng www.naturalnews.com Mike Adams đã từng nói: “Ngày nay, hơn 95% bệnh mạn tính gây ra bởi chọn lựa thức ăn, thành phần độc hại trong thực phẩm, thiếu hụt dinh dưỡng và không rèn luyện thân thể.”
Tập thể dục thường xuyên là cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả
Từ câu nói trên, chúng ta có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh tật. Vì thế suy ra, cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn cả đó là bản thân người bệnh cần tự thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý và mang tính khoa học hơn để mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chú thích:
(*) Đường lược: đường nối qua chân cột hậu môn hay cột Morgani, nằm ở giữa ống hậu môn, được tạo bởi những nếp bán nguyệt, chia ống hậu môn thành 2 phần là van trên và van dưới
Trên đây là bài viết Dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị hiệu quả. Rất cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc liên quan, xin vui lòng gửi chúng tôi bằng cách nhấp chọn bảng tư vấn hoặc gọi trực tiếp đến số máy 0908 522 700, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn miễn phí.
Bài viết xem nhiều
Phá thai 20 tuần có hại gì không?
Thai ở tuần tuổi nào áp dụng phương pháp phá thai không đau?
Cách sử dụng thuốc phá thai Mifepristone và Misoprostol được chia sẻ trên webtretho
Chia sẻ kinh nghiệm phá thai bằng thuốc
Quan hệ sau 1 tuần phá thai bằng thuốc
Đau bụng dưới sau khi phá thai bằng thuốc
Bị rong kinh sau khi phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc có phải kiêng gì không
Quy trình phá thai bằng thuốc như thế nào
Đa Khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một - Phòng khám phá thai an toàn Bình Dương
Chi phí phá thai bao nhiêu tiền tại Bình Dương
Phá thai không đau hết bao nhiêu tiền tại Thủ Dầu Một - Bình Dương
Uống thuốc phá thai có gây vô sinh không?
Những phương pháp phá thai an toàn không đau cho thai phụ
Địa chỉ phá thai an toàn không đau tại Bình Dương
Bài viết mới
Phá thai ở quận Thủ Đức HCM
Bảng giá chi phí hút thai mới cập nhật 2019
Cơ sở phá thai Thủ Dầu Một Bình Dương về trong ngày
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7